Tóm tăt kiến thức chương 2

CHƯƠNG 2: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

 

VẬT CHẤT

 

- Quan niệm vật chất trước Mác (đồng nhất vật chất với vật thể)

- Các phát minh khoa học (liệt kê phát minh nào)

          + Tia X

          + điện tử

          + phóng xạ

          + khối lượng tăng khi vận tốc tăng

> sự phát triển nhận thức, khủng hoảng thế giới quan, sự tấn công của các nhà duy tâm

> Lênin phản bác chủ nghĩa duy tâm và đưa ra định nghĩa vật chất

 

- Định nghĩa vật chất của Lênin >

+ cách định nghĩa: phương pháp đối lập vật chất và ý thức (cảm giác)

+ nội dung định nghĩa:

          * vật chất là một phạm trù triết học, ý nói, là một phạm trù rộng và khái quát nhất

          * Vật chất là gì? Là thực tại khách quan, là tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác (ý thức)

          * Vật chất có trước, ý thức có sau

          * Vật chất được cảm giác chụp lại, chép lại, phản ánh > vật chất quyết định ý thức

+ ý nghĩa của định nghĩa

 

- Vận động là gì: phương thức, hình thức tồn tại của vật chất

+ các loại hình vận động (5 dạng vận động): cơ học, vật lý, hoá học, sinh học, xã hội

+ vận động và đứng im ntn?

- Không gian, thời gian

- Tính thống nhất vật chất của thế giới: có một thế giới tồn tại duy nhất đó là thế giới vật chất, thế giới đa dạng, phong phú nhưng thống nhất ở tính vật chất của nó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 1. Chọn câu trả lời đúng:

Phạm trù vật chất theo triết học Mác- Lênin được hiểu là:

a. Toàn bộ thế giới vật chất

b. Toàn bộ thế giới khách quan

c. Là sự khái quát trong quá trình nhận thức của con người đối với thế giới khách quan.

d. Là hình thức phản ánh đối lập với thế giới vật chất.

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2. Xác định lập trường triết học Mác – Lênin về vấn đề vật chất

a. Vật chất là kết quả “Tổng hợp cảm giác” của con người.

b. Vật chất là sản phẩm của ý niệm tuyệt đối.

c. Vật chất là thực tại khách quan tồn tại ngoài ý thức được ý thức phản ánh.

d. Vật chất là các sự vật hiện tượng cụ thể.

 

 

 

Câu 3. Lựa chọn câu đúng nhất theo quan điểm của CNDVBC:

a. Thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó.

b. Thế giới thống nhất ở sự tồn tại của nó.

c. Thế giới thống nhất ở “ý niệm tuyệt đối” hay ở ý thức con người.

 

 

 

 

 

Câu 4/ Lựa chọn câu đúng nhất theo quan điểm của CNDVBC.

a. Vận động, không gian, thời gian là sản phẩm do ý chí con người tạo ra, do đó nó không phải là vật chất.

b. Vận động không gian, thời gian không có tính vật chất.

c. Vận động, không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu hỏi khó bài vật chất :

Câu 5. Yếu tố nào dưới đây là một biểu hiện của thế giới vật chất?

a. Đạo đức của con người.

b. Hình ảnh vật chất được tái hiện trong đầu óc con người.

c. Các quan hệ xã hội mang tính khách quan.

d. Cả ba ý trên

 


Ý THỨC

 

- Nguồn gốc của ý thức:

Nguồn gốc tự nhiên – điều kiện cần (bộ não người và sự phản ánh thế giới khách quan của nó)

+ bộ não người: cơ quan vật chất của ý thức

+ phản ánh là gì?

+ các hình thức phản ánh: vật lý, hoá học, sinh học (tính cảm ứng, tính kích thích, tâm lý), ý thức

 

Nguồn gốc xã hộiđiều kiện đủ (lao động và ngôn ngữ)

          + Lao động

          + Ngôn ngữ

 

- Bản chất ý thức: hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh (năng động, sáng tạo), bản chất xã hội.

+ hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

+ tính năng động của ý thức

+ tính sáng tạo của ý thức

+ bản chất xã hội

 

- Kết cấu ý thức

+ Theo các lớp kết cấu của ý thức » tri thức, tình cảm, ý chí, niềm tin

+ Theo chiều sâu: tự ý thức, tiềm thức, vô thức

 

* Mối quan hệ vật chất và ý thức (tự học)

          Vật chất quyết định ý thức

          Ý thức tác động trở lại vật chất, thông qua hoạt động thực tiễn của con người

 

 

 

 

 

 


 

NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN

 

- Nguyên lý Mối liên hệ phổ biến

> tất cả mọi sự vật đều nằm trong mối liên hệ

+ tính chất mối liên hệ: tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng phong phú

+ phân loại các mối liên hệ:

> cần tuân thủ nguyên tắc toàn diện

 

- Nguyên lý về sự Phát triển: tất cả mọi sự vật đều vận động và phát triển

+ tính chất phát triển: tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng phong phú, tính kế thừa

> cần tuân thủ nguyên tắc phát triển

 

>>> nguyên tắc lịch sử - cụ thể

 

 


6 CẶP PHẠM TRÙ

Chung – Riêng – đơn nhất

Nguyên nhân – Kết quả

Bản chất – hiện tượng

Nội dung – hình thức

Tất nhiên – ngẫu nhiên

Khả năng – hiện thực

 

Mỗi cặp phạm trù có các khái niệm, nên nhớ các khái niệm này và quan hệ giữa chúng.

 

 

 


 

3 QUY LUẬT CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

 

QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT

* Chất:

+ tổng hoà các thuộc tính

+ phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo nên sự vật

> thường là những yếu tố ổn định tạo nên sự vật

* Lượng:

          + số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu…

> thường là những yếu tố thường biến đổi của sv-ht

 

+ lượng đổi > chất đổi > lượng đổi

+ Độ: khoảng giới hạn, mà lượng đổi chất chưa đổi (lượng chất thống nhất nhau)

+ Điểm nút: điểm giới hạn, lượng tích lũy đủ, để chất có thể biến thành chất mới

+ Bước nhảy: quá trình biến đổi từ chất cũ thành chất mới, tại điểm nút.

+ các hình thức của bước nhảy: đột biến – dần dần, toàn bộ - cục bộ

>>> quy luật này nói đến CÁCH THỨC của sự vận động, biến đổi của sv-ht

 

Ý nghĩa:

phản nhận thức được lượng chất của sv và nắm rõ quy luật lượng đổi chất đổi, tránh hai khuynh hướng:

> tả khuynh: nôn nóng, duy ý chí, chủ quan

> hữu khuynh: bảo thủ, trì trệ

 

 

 

Câu 7 Chất của sự vật là:

a. Cấu trúc sự vật

b. Các thuộc tính sự vật

c. Tổng số các thuộc tính sự vật

d. Sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính

 

 

 

 

 

 

 

Câu 8. Lựa chọn đáp án đúng. Quy luật lượng chất làm rõ vấn đề gì?

a. Nguồn gốc của sự phát triển

b. Khuynh hướng của sự phát triển

c. Cách thức của sự phát triển

d. Động lực của sự phát triển

 

 

 

 

câu 9. Lựa chọn đáp án đúng. Bước nhảy là phạm trù dùng để chỉ

a. Sự thay đổi về lượng của sự vật

b. Sự thay đổi về chất của sự vật

c. Cả a và b

 


QUY LUẬT MÂU THUẪN

> hạt nhân của phép biện chứng duy vật

 

+ Mặt đối lập:

 

+ Mâu thuẫn: hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh lẫn nhau

 

+ sự thống nhất của các mặt đối lập: cùng tồn tại, mặt đối lập này lấy mặt đối lập còn lại làm tiền đề cho sự tồn tại của chính n

 

+ sự đấu tranh của các mặt đối lập: luôn luôn đấu tranh với nhau, tìm cách bài trừ, phủ định lẫn nhau.

 

Sự thống nhất > tương đối

 

Sự đấu tranh > tuyệt đối > động lực cho sự vận nó vận động

 

Các mặt đối lập mâu thuẫn > đấu tranh > giải quyết mâu thuẫn đó (chuyển hóa) > mâu thuẫn cũ bị mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành >

 

Quy luật này > nguồn gốc, động lực cho sự vận động và phát triển của sv-ht

 

Phân loại mâu thuẫn:

Bên trong – bên ngoài

Bản chất – không bản chất

Chủ yếu – thứ yếu

Đối kháng – phi đối kháng

 

 

 

 

BÀI TẬP

Câu 9. Quy luật mâu thuẫn làm rõ vấn đề gì?

a. Nguồn gốc, động lực của sự phát triển

b. Khuynh hướng của sự phát triển

c. Cách thức của sự phát triển

 

 

 

 

Câu 10. Xác định quan niệm sai về mâu thuẫn và về vai trò của mâu thuẫn.

a. Sự liên hệ tác động lẫn nhau của các mặt đối lập trong các sự vật, hiện tượng là mâu thuẫn.

b. Mâu thuẫn vừa có tính khách quan, vừa có tính phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

c. Quy luật mâu thuẫn là hạt nhân của PBCDV, nó chỉ rõ nguồn gốc, động lực của sự phát triển.

 

 

 

 

 

 

Câu 11. Lựa chọn đáp án đúng. Thống nhất của các mặt đối lập là:

a. Tương đối

b. Tuyệt đối

c. Cả a và b

           


QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH

 

- phủ định: sự thay thế của cái mới cho cái cũ

- phủ định siêu hình: xóa bỏ hoàn toàn cái cũ

- phủ định biện chứng: có tính kế thừa

 

Phủ định của phủ định:

Sự vật vận động, biến đổi qua nhiều lần phủ định (phủ định của phủ định)

 

> sự vật, dường như quay lại trạng thái ban đầu của mình, nhưng ở một cơ sở cao hơn

Sự vận động và phát triển của sự vật >

 

nó mang tính chu kỳ, mô hình hóa bằng hình xoắn ốc.

 

 

 

BÀI TẬP

1. Lựa chọn đáp án đúng. Phủ định của phủ định được hình thành qua mấy lần phủ định biện chứng

a. Một lần

b. Hai lần

c. Có thể nhiều hơn hai lần nhưng không thể ít hơn hai lần.

 

2. Lựa chọn đáp án đúng. Quy luật phủ định của phủ định làm rõ vấn đề gì?

a. Nguồn gốc của sự phát triển

b. Khuynh hướng của sự phát triển

c. Cách thức của sự phát triển

d. Động lực của sự phát triển

 


LÝ LUẬN NHẬN THỨC

 

Thực tiễn: hoạt động vật chất cảm tính có mục đích của con người

3 hình thức cơ bản của thực tiễn

                    + hoạt động sản xuất vật chất > quyết định, quan trọng nhất

                    + hoạt động chính trị - xã hội

                    + hoạt động thực nghiệm khoa học

 

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:

          + cơ sở, động lực của nhận thức: thực tiễn là nơi thúc đẩy, đặt ra các vấn đề để tư duy vận động.

          + mục đích của nhận thức: thực tiễn là cái đích để nhận thức hướng tới, định hướng cho nhận thức

          + tiêu chuẩn kiểm tra chân lý: là nơi kiểm nghiệm tính đúng, sai của lý thuyết

 

Các giai đoạn của quá trình nhận thức:

Từ trực quan sinh động, đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trường tựu đến thực tiễn > là con đường biện chứng của nhận thức chân lý:

Hai giai đoạn:

1/ từ trực quan sinh động (nhận thức cảm tính) đến tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính)

 

Nhận thức cảm tính:

cảm giác

tri giác

biểu tượng

 

Nhận thức lý tính:

khái niệm

phán đoán

suy luận

 

2/ Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn:

lý thuyết quay trở lại thực tiễn để được kiểm nghiệm tính đúng sai của nó

 

Chân lý: sự phù hợp của tri thức với hiện thực

Tính khách quan của chân lý

Tính cụ thể của chân lý

Tính tuyệt đối và tương đối của chân lý

 

 

 

BÀI TẬP

Câu 1. Trong các hình thức sau hình thức nào không phải là hình thức cơ bản của thực tiễn?

a. Hoạt động sản xuất vật chất.

b. Thực nghiệm khoa học.

c. Hoạt động chính trị - xã hội.

d. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật.

 

 

 

 

Câu 2. Xác định quan niêm sai về thực tiễn.

a. Thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức vì qua thực tiễn bộc lộ thuộc tính bản chất của đối tượng.

b. Thực tiễn là động lực của nhận thức nó đòi hỏi tư duy con người phải giải đáp nhữnh vấn đề đặt ra.

c. Thực tiễn là  hoạt động vật chất và tinh thần của con người.

d. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

 

 

 

Câu 3. Chọn câu trả lời đúng. Chân lý là:

      a. Tri thức đúng

      b. Tri thức phù hợp với thực tế

      c. Tri thức phù hợp với hiện thực

      d. Tri thức phù hợp với hiện thực được thực tiễn kiểm nghiệm

 

 

 

 

 

Câu 4. Khoanh tròn vào đáp án đúng. Trực quan sinh động được thể hiện dưới các hình thức cơ bản nào:

a. Khái niệm

b. Biểu tượng

c. Suy luận

d. Tri giác

e. Phán đoán

f. Cảm giác

 



e-LECTURER.vn
Blog chia sẻ tài liệu hữu ích cho giảng viên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh!




0 Nhận xét