Tóm tắt kiến thức chương 1

CHƯƠNG 1. TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

 

Nguồn gốc của triết học:

Triết học xuất hiện khi nào (6 – 8 TCN)? ở đâu (Trung Quốc, Hy Lạp, Ấn Độ cổ đại)

- Nguồn gốc nhận thức: nhận thức thế giới là nhu cầu > bản chất, cái chung > nhờ tư duy trừu tượng > TrH

- Nguồn gốc xã hội > sự chia giai cấp, chia lao động: lao chân tay, trí óc > các nhà tư tưởng kiệt xuất > tư tưởng triết học, nhà triết học

 

Khái niệm triết học:

Triết học – sự truy tìm bản chất đối tượng (trung quốc)

Triết học – D’rnasa - Sự chiêm ngưỡng trí tuệ (ấn độ)

Triết học – Philosophy - Yêu mến sự thông thái (hy lạp)

Triết học – hệ thống lý luận chung nhất (phổ quát) của con người về thế giới và vị trí của con người trong thế giới ấy (Mác)

 

Triết học – vừa là thế giới quan, vừa là hạt nhân thế giới quan (thần thoại, tôn giáo, triết học, khoa học)

 

Chức năng của triết học – chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận

 

* Biện chứng (cho rằng: sự vật nằm trong mối liên hệ, vận động):

- biện chứng khách quan (biện chứng của bản thân thế giới khách quan) / biện chứng chủ quan (tư duy biện chứng)

- biện chứng cổ đại, biện chứng duy tâm (đức), biện chứng duy vật.

 

* Siêu hình (cho rằng: sự vật nằm ngoài mối liên hệ, tĩnh tại)

 

 

 

VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC:

 

chỉ có 01 vấn đề > đó là vấn đề mối quan hệ giữa vật chấtý thức, hoặc là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại

 

* Vấn đề cơ bản của triết học có Hai mặt:

Mặt 1: giữa vật chất và ý thức cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? (mặt bản thể luận)

- Chủ nghĩa duy vật (dv cổ đại (chất phác, ngây thơ), dv siêu hình, dv biện chứng)

- Chủ nghĩa duy tâm (dt khách quan, dt chủ quan)

 

Mặt 2: con người có khả năng nhận thức dc thế giới hay không? (mặt nhận thức luận)

Khả tri luận – thuyết có thể biết

Bất khả tri luận – thuyết không thể biết

 


MỘT SỐ CÂU HỎI MẪU

 

Câu 1 : Đọc các câu sau. Đâu là đáp án đúng ?

            a. Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại.

            b. Vấn đề cơ bản của triết học là vật chất và ý thức.

c. Vấn đề cơ bản của triết học là giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.  

 

 

 

Mặt 1: giữa vật chất và ý thức cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? (mặt bản thể luận)

Mặt 2: con người có khả năng nhận thức dc thế giới hay không? (mặt nhận thức luận)

 

 

Câu 2: Đâu là cách diễn đạt mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học?

a. Sự tồn tại của vật là do cảm giác của con người quyết định

b. Sự tồn tại của vật không lệ thuộc vào cảm giác.

c. Vật là phức hợp của cảm giác.

d. cả a,b,c. (đúng)

 

 

 

 

 

Câu 3: Trong các câu sau, đâu là cách diễn đạt về mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học?

a) Các sự vật trong thế giới vật chất tồn tại độc lập với ý thức, hay phụ thuộc vào ý thức?

b) Các sự vật trong thế giới liên hệ với nhau hay không?

c) Cảm giác của con người có phải là hình ảnh đúng đắn về sự vật không, hay chỉ là tượng trưng của sự vật?

d) Nhận thức cảm tính có những hình thức cơ bản nào?

 

  

 

 

SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

 

* Điều kiện kinh tế - xã hội:

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản – sự hình thành giai cấp công nhân (VS)

 – cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân > yêu cầu có một hệ tư tưởng dẫn đường

 

* Tiền đề lý luận:

+ Triết học cổ điển Đức: Phép biện chứng của Hegel và Lập trường duy vật của Phoiebach > triết học duy vật biện chứng (mác).

+ Kinh tế chính trị cổ điển Anh:

+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp:

 

* Tiền đề Khoa học tự nhiên

+ Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

+ Thuyết tế bào

+ Thuyết tiến hóa

 

Vai trò M-A-L

 

 

MỘT SỐ CÂU HỎI MẪU

Câu 1. Trong số các phát minh sau, phát minh nào không ảnh hưởng đến sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng:

                                 a. Phát minh ra điện tử.

                                 b. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.

                                 c. Thuyết tế bào

                                 d. Thuyết tiến hoá về loài.

 

 

 

 

 

Câu 2. C.Mác và Ph.Ăngghen đã trực tiếp kế thừa di sản tư tưởng của những nhà triết học cổ điển Đức nào để xây dựng học thuyết của mình:

                                 a. Cantơ và Hêghen

                                 b. Phơbách và Hêghen

                     c. Phơbách và Cantơ

 

 

 

 

 

 Câu 3. Đánh dấu x vào  mà anh (chị) cho là sai: Điều kiện kinh tế – xã hội của sự ra đời triết học Mác là:

            a. Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp

            b. Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tính cách là một lực lượng chính trị xã hội độc lập.

            c. Giai cấp vô sản đi theo giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến.

            d. Nhu cầu lý luận của thực tiễn cách mạng.

 



e-LECTURER.vn
Blog chia sẻ tài liệu hữu ích cho giảng viên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh!




0 Nhận xét