Quan niệm về nhận thức trong lịch sử triết học


Quan niệm về nhận thức trong lịch sử triết học

Lý luận nhận thức nghiên cứu khía cạnh thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học, tức là giải quyết mối quan hệ của tri thức, của tư duy con người đối với hiện thực xung quanh, trả lời câu hỏi con người có thể nhận thức được thế giới hay không? Xuất phát từ lập trường thế giới quan khác nhau, các trào lưu triết học khác nhau đã đưa ra các quan điểm khác nhau về vấn đề lý luận nhận thức.

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: nhận thức không phải là sự phản ánh thế giới khách quan bởi con người mà chỉ là sự phản ánh trạng thái chủ quan của con người.

Chủ nghĩa duy tâm khách quan: không phủ nhận khả năng nhận thức của con người, nhưng họ lại giải thích một cách duy tâm, thần bí khả năng này của con người.

Quan điểm của chủ nghĩa hoài nghi: nghi ngờ khả năng nhận thức của con người, không hiểu được trên thực tế, biện chứng của quá trình nhận thức.

Quan điểm của thuyết không thể biết: con người về nguyên tắc, không thể nhận thức được bản chất thế giới.

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác: công nhận khả năng nhận thức thế giới của con người, coi thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức con người, bảo vệ nguyên tắc nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người. Tuy nhiên, quan niệm của họ về phản ánh và nhận thức còn có những hạn chế.

-----

Nguồn: Mai K Đa, Bùi Quang Hưng (2023), Triết học Mác – Lênin: một tóm tắt rất ngắn gọn. Tài liệu hỗ trợ học tập - Lưu hành nội bộ. Url: http://www.elibrary.vn/p/triet-hoc-mac-lenin-tom-tat.html




e-LECTURER.vn
Blog chia sẻ tài liệu hữu ích cho giảng viên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh!




0 Nhận xét