Những thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của triết học Mác (giai đoạn Mác - Ăngghen)
Thời kỳ 1844 - 1848: đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, sau khi tự giải phóng mình khỏi hệ thống triết học cũ, bắt đầu xây dựng những nguyên lý nền tảng cho một triết học mới. Các tác phẩm: Bản thảo kinh tế - triết học (1844), Gia đình thần thánh (1845), Luận cương về Phoiơbắc (1845), Hệ tư tưởng Đức (1845 - 1846), Sự khốn cùng của triết học (1847), Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) - tác phẩm đánh dấu sự ra đời của Chủ nghĩa Mác với tư cách một hệ thống.
Thời kỳ 1848 - 1895: C. Mác và Ph. Ăngghen bổ sung và phát triển toàn diện lý luận triết học trong sự gắn bó mật thiết hơn nữa với thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân. Bằng hoạt động lý luận của mình, C. Mác và Ph. Ăngghen đã đưa phong trào công nhân từ tự phát thành tự giác và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các tác phẩm: Đấu tranh giai cấp ở Pháp (1850), Ngày 18 tháng Sương Mù của Lui Bônapactơ (1852), Tư bản luận, tập 1 (1865)[1], Nội chiến ở Pháp (1871), Phê phán Cương lĩnh Gôta (1875), Chống Đuyrinh (1878), Biện chứng của tự nhiên (1773 - 1986), Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học (1880).
[1] Hai tập còn lại được Ph. Ăngghen biên tập, bổ sung và xuất bản dựa trên bản thảo của C. Mác sau khi ông mất
-----
Nguồn: Mai K Đa, Bùi Quang Hưng (2023), Triết học Mác – Lênin: một tóm tắt rất ngắn gọn. Tài liệu hỗ trợ học tập - Lưu hành nội bộ. Url: http://www.elibrary.vn/p/triet-hoc-mac-lenin-tom-tat.html
0 Nhận xét