Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và sự phá sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất

Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và sự phá sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất

Vật lý học hiện đại, nhất là vật lý vi mô đã có những phát hiện mới về cấu trúc của vật chất, làm biến đổi sâu sắc quan niệm về nguyên tử. Năm 1895: Rơnghen tìm ra tia X - một loại sóng điện từ có bước sóng cực ngắn; năm 1896: Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ chứng tỏ quan niệm về sự bất biến của nguyên tử là không chính xác; năm 1897: Tômxơn phát hiện ra điện tử và chứng minh được điện tử là một trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử; năm 1901: Kaufman đã phát hiện ra khối lượng của điện tử tăng khi vận tốc chuyển động của nó tăng.

Những phát hiện nói trên của vật lý đã bác bỏ quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII. Chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng tình hình đó để tuyên truyền quan điểm duy tâm: vật chất “tiêu tan”, vật chất “biến mất”.

Triết học duy vật đứng trước yêu cầu phải tổng kết thực tiễn, xây dựng một quan niệm mới, cao hơn về vật chất để khắc phục cuộc khủng hoảng trong khoa học tự nhiên và sự bất lực của chủ nghĩa duy vật siêu hình về vật chất.

-----

Nguồn: Mai K Đa, Bùi Quang Hưng (2023), Triết học Mác – Lênin: một tóm tắt rất ngắn gọn. Tài liệu hỗ trợ học tập - Lưu hành nội bộ. Url: http://www.elibrary.vn/p/triet-hoc-mac-lenin-tom-tat.html


e-LECTURER.vn
Blog chia sẻ tài liệu hữu ích cho giảng viên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh!




0 Nhận xét